So với phần trước “Các yêu cầu. Điều kiện khi làm thủ tục phụng dưỡng-hoàn thuế”, thì phần 2 này cũng quan trọng không kém đâu. Khi mà các bạn làm thủ tục thì cần có những giấy tờ phù hợp với các yêu cầu cần thiết và quan trọng, trong đó giấy kê khai phụng dưỡng sẽ được Kodawari.vn chia sẽ cách ghi cho các bạn hiểu rõ hơn nhé!
Phần này bên phía công ty sẽ đưa cho mỗi cá nhân 3 loại giấy tờ như sau:
Nguồn: Internet
- Phần số 1: Ghi thông tin cá nhân và của công ty đang làm.
- Phần A: Ghi thông tin của vợ/chồng vào, nếu thu nhập dưới 103 man.
- Phần B: Ghi thông tin của ba mẹ hoặc người thân trong gia đình mà bạn phụng dưỡng trên 16 tuổi, nhưng mức thu nhập dưới 103 man.
- Phần C: Khoanh tròn vào ngay chữ C, nếu bạn là người góa vợ/chồng, người khuyết tật, hay đang là sinh viên.
- Phần D: Ghi thông tin về người có chung người phụng dưỡng kinh tế được hoàn thuế như bạn vào. Ví dụ bạn và vợ đều đi làm, có một người con dưới 20 tuổi, thì chỉ một người được hoàn thuế (hoặc vợ hoặc chồng).
- Phần E: Ghi thông tin của người phụng dưỡng dưới 16 tuổi vào.
Mẫu ví dụ - Nguồn: Kodawari.vn
Tuy nhiên với trường hợp của các bạn thực tập sinh thì chỉ cần điển theo hường dẫn dưới đây:
Đây là tờ thứ 2 (chung với tờ 1 phía trên): Tờ khai khấu trừ cơ bản đối với người lao động hưởng lương / Tờ khai khấu trừ vợ chồng đối với người hưởng lương / Tờ khai khấu trừ điều chỉnh thu nhập
Đây là tờ thứ 3: Mẫu khai khấu trừ đóng bảo hiểm cho người lao động, thường thì giấy này các bạn không cần ghi vì phía công ty sẽ ghi
Câu hỏi 1: Làm thế nào để người thân được công nhận là người được phụng dưỡng ?
Trả lời 1: Khi tên của người thân trong giấy kê khai phung dưỡng trùng với tên trong giấy xác nhận thân nhân nhận phụng dưỡng và số tiền gửi về trong mức quy định.
Câu hỏi 2: Người phụng dưỡng bắt buộc là 1 người hay nhiều người cũng được ?
Trả lời 2: Không bắt buộc là 1 người, tuy nhiên phải đủ các điều kiện để trở thành người phụng dưỡng
Câu hỏi 3: Chỉ có bố mẹ mới là người phụng dưỡng hay có trường hợp khác ?
Trả lời 3: Người phụ dưỡng hay người phụ thuộc được pháp luật Nhật Bản quy định là có quan hệ huyết thống trong 6 đời với chính bạn, hoặc 3 đời với vợ/ chồng của bạn.
Câu hỏi 4: Để giảm thuế thì 1 năm phải gửi về bao nhiêu tiền và có yêu cầu số lần gửi không ?
Trả lời 4: Theo luật năm 2023 thì có một số điều luật thay đổi, cụ thể là số tiền gửi phải từ 38 man trở lên đối với đối tượng từ 16~69 tuổi và không quy định về số lần chuyển tiền.
Câu hỏi 5: Thủ tục phụng dưỡng khi viết xong thì gửi đến đâu ?
Trả lời 5: Thông thường các bạn được công ty phát cho giấy này, và khi viết xong thì nộp lại cho công ty nhé.
Bài sau: “Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm-年末調整”, các bạn nhớ cùng Kodawari.vn tìm hiểu để tháng 11 này là mình bắt đầu làm điều chỉnh thuế cho suôn sẻ nhé!
Thông tin liên quan:
https://kodawari.vn/-phan-1-thu-tuc-phung-duong-hoan-thue-cuoi-nam-.html
https://kodawari.vn/thu-tuc-khai-bao-thue-kakutei-shinkoku-phan-2-.html
https://kodawari.vn/thu-tuc-khai-bao-thue-kakutei-shinkoku-phan-1-.html
LIÊN HỆ HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THAM GIA VISA TOKUTEI MIỄN PHÍ:
Công ty Cổ phần VIETNAM TRADING
ベトナムトレーディング株式会社
Địa chỉ: 1 Chome-16-22 Toshimanishi, Higashi Ward, Kumamoto 861-8043, Nhật Bản
82/6 Đường số 15, Khu phố 9, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: (+81) 096 234 8770
Email: Kodawari@vietnamtrading.co.jp